DetailController

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHAI LPG COMPOSITE

Ngày 31 tháng 10 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 27/2022/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai LPG composite (QCVN 16:2022/BCT), Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2023.

     Một số quy định đáng chú ý đối với việc ghi nhãn; về an toàn trong nạp LPG vào chai, lưu thông, tồn chứa, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai LPG và LPG chai; về kiểm định chai LPG composite.

     1. Về ghi nhãn cho chai LPG composite

     - Mỗi chai bằng composite thành phẩm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này phải được ghi nhãn, đảm bảo rõ ràng và đủ bền trong thời hạn sử dụng của chai và phải đảm bảo cho việc truy vết trong trường hợp sự cố cháy nổ, đáp ứng yêu cầu theo TCVN 10367:2014 và các thông tin sau đây phải thể hiện rõ ràng trên chai:

     + Tên đơn vị sở hữu.

     + Tiêu chuẩn chế tạo.

     + Tên nhà sản xuất.

     + Số chế tạo.

     + Tháng/năm chế tạo.

     + Dung tích.

     + Khối lượng chai rỗng (bao gồm cả khối lượng van chai).

     + Áp suất làm việc.

     + Áp suất thử thủy lực.

     + Bu tan + Propan (BU+PR) và khối lượng nạp.

     - Không được phép xóa, sửa đổi các thông tin của nhà sản xuất.

     - Ký hiệu kiểm định được dán trên thân chai theo quy định tại Điều 11 của Quy chuẩn này và đảm bảo luôn có để nhận biết trong suốt quá trình lưu thông của chai.

     - Đối với chai được ghi nhãn trước ngày có hiệu lực của Quy chuẩn này, đơn vị sử dụng phải đảm bảo chai có số sêri gần chắc chắn lên phần chai composite (không phải trên vỏ bọc có thể tháo rời bên ngoài), đảm bảo luôn có trong suốt vòng đời chai.

     Các thông tin ghi nhãn khác phải đảm bảo luôn có để nhận biết trong suốt quá trình lưu thông của chai.

     2. Quy định về an toàn trong nạp LPG vào chai, lưu thông, tồn chứa, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai LPG và LPG chai

     a) Quy định về an toàn đối với việc nạp LPG vào chai

     - Không được nạp LPG vào chai, đồng thời phải thực hiện kiểm định khi phát hiện một trong các trường hợp sau:

     + Chai quá thời hạn kiểm định.

     + Chai chưa được kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm định.

     - Không được nạp LPG vào chai, đồng thời phải thực hiện đánh giá loại bỏ hoặc sửa chữa chai trong các trường hợp sau:

     + Không có thông tin về khối lượng vỏ hoặc có nhưng không đọc được.

     + Chai có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm hoặc vành chân đai.

     + Chai có khuyết tật về vật lý ở thành chai.

     + Chai bị ăn mòn nhìn thấy được.

     + Chai có vết cháy do hồ quang, hỏa hoạn.

     + Chai, van hoặc các cơ cấu giảm áp suất (nếu được trang bị) bị rò rỉ hoặc hư hỏng.

     - Không được nạp LPG vào chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường theo quy định.

     - Chỉ được tiến hành nạp LPG vào chai tại các trạm nạp đủ điều kiện theo quy định.

     - Việc đánh giá loại bỏ chai khi nạp phải được thực hiện theo quy định.

     - Lượng nạp an toàn theo quy định trong mọi trường hợp không lớn hơn 85% dung tích của chai.

     b) Quy định về điều kiện an toàn chai khi lưu thông trên thị trường

     - Chai trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật.

     - Chai phải đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn tại Quy chuẩn này và thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định.

     - Có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất theo quy định.

     - Khối lượng, chất lượng LPG trong chai phù hợp với nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng thương nhân đã công bố, được niêm phong đúng quy cách.

     c) Quy định về an toàn trong tồn chứa

     - An toàn về tồn chứa LPG chai tại kho chứa chai:

     + Các chai phải được bảo quản trong kho theo thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

     + Không được bảo quản, tồn chứa các chai chứa khí khác cùng với chai.

     + Kho bảo quản chai phải đảm bảo thông thoáng, có ít nhất hai cửa ra vào, cửa mở ra phía ngoài; phải có thiết bị kiểm tra, cảnh báo rò rỉ LPG; phải có hệ thống bảo vệ chống sét.

     + Mọi hầm, hố, kênh, rãnh phải cách kho một khoảng cách không nhỏ hơn 2 m.

     + Hàng rào kho phải chắc chắn, có chiều cao không nhỏ hơn 1,8 m và không gây ảnh hưởng tới thông gió tự nhiên.

     + Nền kho phải vững chắc, bằng phẳng, cao hơn mặt bằng xung quanh, không trơn trượt, bằng vật liệu không cháy. Không được bố trí đường ống, cống thoát nước tại nền kho chứa.

     + Mặt bằng kho phải có đường bảo đảm cho xe ôtô vận tải, xe chữa cháy ra vào thuận tiện.

     + Lối đi lại và các cửa thoát hiểm phải thoáng, không có các vật chắn.

     + Kho phải có nguồn nước chữa cháy theo quy định.

     + Phải treo biển báo “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy, chữa cháy”, các tiêu lệnh hướng dẫn chữa cháy tại vị trí dễ thấy, trước cửa kho.

     + Thiết bị chiếu sáng phải là loại thiết bị phòng nổ theo quy định.

     + Vách ngăn, tường ngăn, cột chống, mái che của kho chứa chai phải làm bằng vật liệu chịu lửa.

     + Kho phải có lỗ thông hơi bố trí trên tường và trên mái. Tổng diện tích lỗ thông hơi không nhỏ hơn 2,5% diện tích tường, các lỗ thông hơi không được gần các nguồn nhiệt, nguồn điện.

     - An toàn trong xếp dỡ, tồn chứa và bày bán LPG chai tại cửa hàng LPG:

     Việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai, LPG chai tại cửa hàng phải tuân thủ quy định tại mục 8 TCVN 6223:2017.

     d) Quy định về an toàn trong vận chuyển LPG chai

     - An toàn trong vận chuyển chai bằng đường bộ:

     + Chai phải xếp theo chiều thẳng đứng, van chai ở phía trên. Đối với chai có dung tích từ 99L đến 150L chỉ được xếp một lớp. Chai có dung tích dưới 99L cho phép xếp nhiều lớp nhưng không được cao hơn thành xe.

     + Người chịu trách nhiệm vận hành phương tiện vận chuyển, chủ hàng (hay người áp tải) phải được huấn luyện và sát hạch kỹ thuật an toàn định kỳ và phải kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện vận chuyển; chỉ được xếp chai lên phương tiện đảm bảo an toàn và phải tuân thủ các quy định có liên quan tại Luật Giao thông đường bộ.

     + Không được để lẫn chai với dầu mỡ và vật liệu dễ cháy khác.

     + Không được vận chuyển chai cùng với chai chứa chất khí khác. Không được chở người lẫn với chai.

     + Không được vận chuyển chai trong các thùng xe, trong các container đóng kín.

     + Không được vận chuyển chai bằng xe có súc vật kéo.

     + Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển chai phải có giá đỡ chắc chắn, chai phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên, số lượng chai chuyên chở không được vượt quá 02 chai.

     + Không được vận chuyển chai cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận chuyển.

     + Không được chuyên chở chai trên phương tiện giao thông công cộng.

     - An toàn trong vận chuyển LPG chai bằng đường thủy:

     + Khi vận chuyển LPG chai bằng đường thủy phải thực hiện các quy định pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy có liên quan.

     + Chai trong khoang, hầm tàu phải được thông gió tự nhiên hoặc chụp hút gió cơ khí, miệng hút gió phải đặt tại điểm thấp nhất của khoang chứa.

     + Không được vận chuyển chai trong các container đóng kín.

     + Khoang chứa chai phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động và hệ thống phun nước.

     - An toàn trong vận chuyển chai bằng đường sắt:

     Khi vận chuyển chai bằng đường sắt phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường sắt.

     e) Quy định về an toàn trong lắp đặt chai cho khách hàng sử dụng

     - Không được lắp đặt chai trong phòng kín, hầm kín.

     - Chai phải được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng.

     - Trên tường nơi đặt chai phải có khe hở hoặc lỗ thông hơi. Vị trí đáy các khe hở và lỗ thông hơi này không được cao hơn sàn nhà 150 mm.

     - Khu vực xếp đặt chai phải thông thoáng, đảm bảo bất kỳ rò rỉ khí dầu mỏ hóa lỏng nào cũng không có khả năng gây cháy.

     - Tất cả các thiết bị điện trong nhà phải lắp đặt cách chai tối thiểu 1,5 m.

     - Phải loại trừ ngay bất kỳ nguồn gây cháy nào gần khu vực chai.

     - Không được lắp đặt, cất giữ chai ở khu vực cửa ra vào, ở nơi hay có người qua lại.

     g) Quy định về an toàn trong sử dụng LPG chai

     - Chai khi bán cho khách hàng sử dụng phải đáp ứng quy định về điều kiện an toàn chai khi lưu thông trên thị trường tại điểm 10.2 của Quy chuẩn này.

     - Các chai khi lắp đặt cho khách hàng sử dụng phải được kiểm tra về sự rò rỉ, tình trạng hoạt động của các van an toàn, dây dẫn và đường ống dẫn.

     - Khi cung cấp LPG chai cho khách hàng sử dụng, cửa hàng LPG phải cung cấp cho khách hàng 01 bản phiếu giao hàng và có 01 bản lưu tại cửa hàng, trong đó phải có các thông tin tối thiểu: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên chai, nơi nhập chai chứa cho cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử dụng, ngày giao chai cho khách hàng, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng. Cửa hàng LPG phải cung cấp tài liệu hướng dẫn và hướng dẫn trực tiếp các thông tin cần thiết về an toàn khi sử dụng LPG, các biện pháp đề phòng, các bước xử lý khi LPG rò rỉ; quy trình sử dụng bếp ga, chai và các phụ kiện kèm theo cho khách hàng sử dụng bếp ga, chai của cửa hàng.

     - Khi phát hiện chai không bảo đảm an toàn, có nguy cơ gây cháy nổ (mùi LPG phát tán ra ngoài do van, phụ kiện không đảm bảo độ kín) phải ngừng sử dụng, báo ngay cho cửa hàng LPG đến khắc phục kịp thời.

     3. Quy định về kiểm định chai

     a) Hình thức kiểm định

     - Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.

     - Kiểm định định kỳ khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

     - Kiểm định bất thường khi thấy cần thiết hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

     b) Thời hạn kiểm định

     Thời hạn kiểm định định kỳ chai theo quy định của nhà sản xuất, nhưng chu kỳ không quá 05 năm so với lần kiểm định gần nhất.

     Đối với chai đã sử dụng từ 17 năm đến 19 năm (tính từ thời gian kiểm định lần đầu), thời hạn kiểm định lần tiếp theo không quá năm sử dụng thứ 22.

     Đối với chai đã sử dụng từ 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm.

     c) Thủ tục kiểm định

     - Kiểm tra hồ sơ

     + Kiểm tra hồ sơ loạt chai kiểm định lần đầu, cụ thể:

  . Giấy chứng nhận của nhà sản xuất.

  . Hồ sơ vật liệu.

  . Các biên bản kiểm tra thử nghiệm kèm theo.

  . Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (không yêu cầu đối với các chai được chế tạo trước ngày có hiệu lực của Quy chuẩn này).

  . Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực.

  . Bản vẽ cấu tạo ghi đầy đủ kích thước chính.

  . Tên và địa chỉ khách hàng sở hữu lô chai.

     + Đối với chai kiểm định định kỳ, bất thường: Xem xét danh sách chai kiểm định, phiếu kết quả kiểm định lần trước, lý do kiểm định bất thường.

     - Kiểm tra và xử lý sơ bộ

     + Kiểm tra thông số kỹ thuật ghi trên tay sách hay cổ chai, đối chiếu số liệu kỹ thuật trong danh sách những chai cần kiểm định. Loại bỏ các chai không thuộc danh sách kiểm định và những chai mất hoặc mờ các thông số.

     + Kiểm tra bằng mắt tình trạng bên ngoài của từng chai để loại bỏ các chai có hiện tượng bất thường tại các bộ phận chịu áp lực như: xước theo rãnh sâu, móp, bong, rộp, vết cháy, v.v... theo quy định.

     + Tiến hành xử lý khí dư trong chai bằng cách xả, hút khí bằng thiết bị chuyên dụng, áp suất trong chai không lớn hơn - 0,2 bar. Sau đó khí có thể được thu hồi sử dụng hoặc có các biện pháp xử lý an toàn, không được xả trực tiếp ra môi trường.

     + Sau khi đã xử lý hết khí dư trong chai, tháo van đầu chai bằng dụng cụ và thiết bị chuyên dụng.

     Lưu ý: Phải sử dụng dụng cụ giữ miếng đệm cổ chai (boss) nhằm tránh xoay gây hỏng khi tháo van đầu chai.

     + Làm sạch bên trong chai, bên ngoài chai.

     - Tiến hành kiểm định:

     + Kiểm tra van đầu chai:

     . Kiểm tra khả năng mở của bộ phận an toàn của van đầu chai tại áp suất được ghi trên van (25 bar).

     . Kiểm tra độ kín của van đầu chai tại áp suất thử 6 bar bằng môi chất khí.

     . Loại bỏ van bị kẹt, hỏng bộ phận an toàn, có dấu hiệu bị nứt, ren bị hỏng hoặc các van không đạt khi thử kín.

     + Kiểm tra bên ngoài, bên trong:

     Kiểm tra bên ngoài, bên trong theo trình tự các bước sau:

  . Kiểm tra tình trạng bề mặt lớp vỏ composite của chai, cổ ren, vỏ nhựa.

  . Kiểm tra bên trong chai bằng thiết bị soi chuyên dụng để đánh giá tình trạng bề mặt bên trong chai.

  . Loại bỏ các chai không đạt yêu cầu khi thấy các vết cắt, lỗ thủng, trầy xước, chỗ phình, vết nứt, tách lớp, vết cháy, vết hư hỏng do hóa chất.

     Tiêu chí chấp thuận hay loại bỏ chai tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

     - Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thủy lực):

     + Thử thủy lực:

  . Nạp đầy môi chất thử (nước) vào chai chứa.

  . Nâng dần áp suất thử đến áp suất thử. Mức áp suất này được giữ ít nhất trong 30 giây và xác định rằng không có hiện tượng rò rỉ, hay bị các khuyết tật thuộc diện bị loại bỏ. Nếu thấy hiện tượng rò rỉ trong đường ống dẫn hay vị trí nối, chai có thể kiểm tra lại sau khi khắc phục sự cố rò rỉ.

  . Loại bỏ những chai có hiện tượng rò rỉ, biến dạng khi áp suất trong chai được giữ ở áp suất thử.

     + Tháo và làm sạch môi chất thử và làm khô bên trong chai.

     + Lắp van đã qua kiểm tra vào những chai có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Lực vặn van trong khoảng từ 80 Nm đến 100 Nm.

Phải sử dụng dụng cụ giữ miếng đệm cổ chai (boss) nhằm tránh xoay gây hỏng khi vặn van đầu chai.

     - Kiểm tra độ kín (thử kín):

     + Nạp khí nén hoặc khí trơ vào chai đến áp suất 6 bar (Áp suất tối thiểu theo yêu cầu của tiêu chuẩn EN14767:2005).

     + Kiểm tra độ kín của các đầu nối, mối ghép van của chai bằng cách nhúng toàn bộ chai vào trong bể chứa nước. Các chai có rò rỉ phải đưa ra xử lý và thử lại.

     - Hút chân không:

     Chai thử đạt yêu cầu, tiến hành xả hết khí, làm khô bên ngoài chai; hút chân không đến áp suất -0,2 bar.

     - Kiểm tra khối lượng chai:

     Trường hợp khối lượng cân thực tế sai khác với khối lượng đã được in lên vỏ chai thì giá trị khối lượng đã được in lên chai sẽ phải xóa bỏ và in giá trị khối lượng thực tế lên chai bằng thiết bị in chuyên dụng.

     d) Xử lý kết quả kiểm định

     - Các chai đạt yêu cầu không có các biểu hiện làm giảm khả năng làm việc và trong quá trình thử không phát sinh các hiện tượng bất thường.

     - Ký hiệu kiểm định:

     + Các chai đạt yêu cầu kiểm định được dán ký hiệu kiểm định.

     Trường hợp kiểm định lần đầu cho loạt chai, nếu loạt chai đạt yêu cầu kiểm định, phải dán ký hiệu kiểm định cho 100% số chai của loạt.

     + Ký hiệu kiểm định gồm cơ quan kiểm định, thời gian kiểm định và thời gian tái kiểm định: [1] - [2] - [3] - [4] trên cùng một hàng, trường hợp chiều dài đóng bị hạn chế thì có thể tách [1] riêng một hàng.

     [1]: Lô gô hoặc ký hiệu đơn vị kiểm định.

     [2]: Tháng, năm kiểm định (hai số cuối).

     [3]: Năm kiểm định tiếp theo (hai số cuối).

     [4]: Khối lượng chai (nếu khối lượng thay đổi quá 0,2 kg).

     Chiều cao chữ, số tối thiểu 4 mm. Thời hạn tái kiểm định phải đúng theo quy định tại điểm 11.2 của Quy chuẩn này.

     - Lập biên bản kiểm định: Ghi đầy đủ kết quả kiểm định, các nhận xét và các yêu cầu đề ra đối với cơ sở sử dụng.

     - Cấp phiếu kết quả kiểm định, biên bản kiểm định cho cơ sở sử dụng.

     Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu.

     Ngoài ra, còn một số quy định khác về chai LPG composite được quy định chi tiết tại Thông tư số 27/2022/TT-BCT.

Quang Thái
Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc