DetailController

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM

Dinh dưỡng (tiếng Anh: nutrition) là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải.

Giá trị dinh dưỡng là một phần của chất lượng thực phẩm, thước đo tỷ lệ cân đối của các chất dinh dưỡng thiết yếu carb, chất béo, protein, khoáng chất và vitamin trong các vật phẩm của thực phẩm hoặc chế độ ăn uống liên quan đến các yêu cầu dinh dưỡng của người sử dụng (Wikipedia).

* Theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 CAC/GL 2-1985, Sửa đổi 2013 và soát xét 2015, Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng (Guidelines on nutrition labelling), thì “Ghi nhãn dinh dưỡng (nutrition labellings) là sự mô tả nhằm thông tin cho khách hàng các đặc tính dinh dưỡng của thực phẩm”; nội dung ghi nhãn dinh dưỡng (nutrition labelling component): công bố chất dinh dưỡng và thông tin dinh dưỡng bổ sung.

- Mục đích của hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng là để đảm bảo việc ghi nhãn dinh dưỡng có hiệu quả trong việc:

+ Cung cấp những thông tin chính xác về thực phẩm để khách hàng có sự lựa chọn một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu của họ;

+ Cung cấp phương tiện truyền tải thông tin về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trên nhãn;

+ Khuyến khích cách thức sử dụng hợp lý các nguyên tắc thực hành dinh dưỡng lành mạnh trong việc xây dựng công thức phối chế thực phẩm, từ đó mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng;

+ Cung cấp các thông tin dinh dưỡng bổ sung trên nhãn.

Để đảm bảo việc ghi nhãn dinh dưỡng không mô tả một sản phẩm hoặc đưa ra những thông tin về sản phẩm đó một cách sai lệch, không cần thiết, gây hiểu nhầm hoặc lừa dối khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào.

Để đảm bảo rằng tất cả những thông báo dinh dưỡng đều được ghi nhãn đúng.

- Nguyên tắc ghi nhãn dinh dưỡng:

+  Công bố dinh dưỡng: thông tin dinh dưỡng được ghi nhãn phải vì mục đích cung cấp cho khách hàng những chi tiết thích hợp về các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và các thành phần dinh dưỡng được coi là quan trọng. Thông tin dinh dưỡng phải chuyển tải những thông tin định lượng về các thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm, nhưng không được làm cho khách hàng tin rằng tồn tại một tỷ lệ chính xác về lượng các thành phần dinh dưỡng mà mỗi cá nhân nên ăn để duy trì sức khỏe. Sự mô tả lượng chính xác hơn cho từng cá nhân là không hợp lý, vì không có cách nào để dùng kiến thức về yêu cầu dinh dưỡng cho mỗi cá nhân để ghi nhãn.

+ Thông tin dinh dưỡng bổ sung: nội dung của thông tin dinh dưỡng bổ sung sẽ thay đổi tùy theo từng nhóm đối tượng.

+ Ghi nhãn dinh dưỡng: việc ghi nhãn dinh dưỡng không được hàm ý rằng thực phẩm được ghi nhãn dinh dưỡng có mọi ưu thế về dinh dưỡng so với thực phẩm đó khi không được ghi nhãn như vậy.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 cũng hướng dẫn chi tiết các nội dung về công bố chất dinh dưỡng, nguyên tắc và tiêu chí ghi nhãn dinh dưỡng, thông tin dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, đây là Tiêu chuẩn có giá trị khuyến khích tổ chức, cá nhân áp dụng không có giá trị bắt buộc áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

* Mặt khác, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa tại khoản 5 Điều 17 về thông tin kỹ thuật, thông tin cảnh báo quy định như sau: “5. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.”

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể:

“Điều 9. Ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa (khoản 5 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP): Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.

Nếu ghi một giá trị dinh dưỡng cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng. Giá trị trung bình để công bố dinh dưỡng là giá trị khối lượng trung bình của các giá trị đặc trưng thu được từ phép phân tích các mẫu sản phẩm đại diện cho sản phẩm cần ghi nhãn.”

Đối với một số sản phẩm đặc thù như kinh doanh, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ hiện có Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, trong đó tại khoản 5 Điều 2 và Điều 8, Điều 9 Nghị định này quy định về nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ, nhãn thức ăn bổ sung dùng cho trẻ nhỏ; Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Như vậy, trong thời gian qua pháp luật ghi nhãn chưa có quy định thành phần dinh dưỡng nào trong sản phẩm thực phẩm bắt buộc phải công khai trên nhãn. Việc ghi thông tin về hàm lượng các chất dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa hoàn toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tự nguyện thực hiện, thông thường là theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất.

* Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề này được thể hiện tại các văn bản:

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó tại phần giải pháp, Nghị quyết đã chỉ rõ: các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin về thành phần, năng lượng, cảnh báo về sức khoẻ trên bao bì.

Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó giao nhiệm vụ Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn và triển khai quy định về các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin cần thiết về dinh dưỡng và các khuyến cáo ảnh hưởng đến sức khỏe trên bao bì của sản phẩm.

Chương trình Sức khỏe Việt Nam ban hành tại Quyết định số 1092/QĐTTg ngày 2/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ có mục tiêu đến năm 2030 là bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân, trong đó đề ra một giải pháp chuyên môn là xây dựng các quy định về dán nhãn đối với thực phẩm chế biến sẵn bao gồm việc công bố năng lượng, hàm lượng muối, đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (thể trans), vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm và cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Do đó, nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, giải pháp về các chính sách liên quan đến nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cung cấp đầy đủ, minh bạch các thông tin liên quan đến dinh dưỡng và các khuyến cáo ảnh hưởng đến sức khỏe trên bao bì của sản phẩm thực phẩm. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe và thúc đẩy hành vi lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu và thực hành chế độ ăn uống lành mạnh. Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, khách quan về thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đóng gói và mức tiêu thụ cần thiết hàng ngày để người tiêu dùng chủ động lựa chọn thực phẩm lành mạnh và phù hợp với nhu cầu. Cung cấp thông tin về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm theo một tiêu chuẩn thống nhất với chi phí thấp và hiệu quả cao. Thúc đẩy doanh nghiệp đánh giá, điều chỉnh thay đổi công thức chế biến, sản xuất các sản phẩm thực phầm lành mạnh hơn cho sức khỏe. Góp phần hội nhập và đáp ứng các yêu cầu, quy định về ghi nhãn dinh dưỡng của quốc tế đối với sản phẩm thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thực phẩm sản xuất trong nước. Ngày 30/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Cụ thể:

- Thông tư hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.

- Thông tư không điều chỉnh đối với nguyên liệu, thực phẩm sau đây: nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm cả đá thực phẩm; thực phẩm có một thành phần nguyên liệu duy nhất; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc hương liệu); muối thực phẩm, muối tinh; giấm ăn và các chất thay thế cho giấm bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu; hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; men (enzym) thực phẩm; chè, cà phê không chứa thành phần bổ sung khác trừ phẩm màu, hương liệu; thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đồ uống có cồn; thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ và thực phẩm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; thực phẩm do cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sản xuất quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

- Nguyên tắc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm: việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan; bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm; thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.

- Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng:

+ Thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam thực hiện ghi các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  . Năng lượng;

  . Chất đạm;

  . Carbohydrat;

  . Chất béo;

  . Natri.

+ Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thực phẩm cho thêm đường khác: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và đường tổng số.

+ Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và chất béo bão hoà.

+ Đối với thực phẩm không chứa hoặc có chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này thì không bắt buộc phải ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.

- Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng:

+ Thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.

+ Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.

+ Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

- Lộ trình thực hiện:

+ Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2025, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư phải thực hiện việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư này.

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, các tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng theo quy định tại Thông tư này.

Thực phẩm có nhãn chưa ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng theo quy định lại Thông tư này đã được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2026 thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm đó.

Thông tư số 29/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.

 (xem Thông tư số 29/2023/TT-BYT tại đây)

Quang Thái
Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc